Thông tư liên tịch số 56/VBHN-BTC ngày 21/11/2019 của Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu. Cụ thể:
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát việc thực hiện các khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở, việc thực hiện trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (sau đây gọi tắt là Quỹ Bình ổn giá).
2. Đối tượng áp dụng:
- Thông tư này áp dụng đối với các TNĐM KDXD, TNPP xăng dầu theo quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Thông tư này không áp dụng đối với: Thương nhân nhập khẩu, sản xuất và pha chế các loại xăng, dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không bán ra thị trường theo quy định của pháp luật; thương nhân được phép nhập khẩu xăng, dầu vào trong nước theo quy định của Luật Đầu tư để làm hàng mẫu quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, hoặc là hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; thương nhân sản xuất xăng, dầu bán xăng, dầu cho thương nhân nhập khẩu xăng, dầu; TNĐM mua lại xăng, dầu thành phẩm của TNĐM khác để cung ứng ra thị trường trong nước; TNĐM có lượng xăng, dầu thành phẩm mua về làm nguyên liệu để sản xuất, pha chế thành xăng, dầu thành phẩm khác.
- Điều 3. Giải thích từ ngữ.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CƠ SỞ
- Điều 4. Giá cơ sở
1. Giá cơ sở mặt hàng xăng dầu (trừ xăng E5, E10) bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu (+) Thuế TTĐB} (x) Tỷ giá ngoại tệ (+) Thuế GTGT (+) Chi phí kinh doanh định mức (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá (+) Lợi nhuận định mức (+) Thuế BVMT (+) Các loại thuế, phí và các Khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Giá cơ sở xăng E5, E10 bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {tỷ lệ % thể tích xăng không chì (x) (giá CIF xăng không chì (+) Thuế nhập khẩu) (x) tỷ giá ngoại tệ (+) tỷ lệ % thể tích etanol nhiên liệu (x) giá etanol nhiên liệu} (+) Thuế TTĐB (+) Thuế GTGT (+) Chi phí kinh doanh định mức (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá (+) Lợi nhuận định mức (+) Thuế BVMT (+) Các loại thuế, phí và các Khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Bộ Tài chính chủ trì tính giá E100 bình quân số học theo nguyên tắc đã nêu tại Khoản 2 Điều này để áp dụng tính giá cơ sở các mặt hàng xăng E5, E10.
4. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước): báo cáo kết quả rà soát biến động của các Khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam, chi phí phối trộn xăng E5, E10 (nếu có) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.
- Điều 5. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở
1. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức:
a) Chi phí KDXD định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho TNPP/TNNQBL/TĐL/ĐL; đã bao gồm chi phí phát sinh đặc thù của xăng E5, E10 như: chi phí khấu hao tài sản của hệ thống phối trộn xăng E5, E10, chi phí hao hụt trong quá trình phối trộn, chi phí vận hành, chi phí giám định cấp chứng chỉ hợp chuẩn, hợp quy, chi phí tài chính, chi phí vận chuyển phát sinh do cung đường vận chuyển hàng hóa thay đổi, chi phí cải tạo cửa hàng chuyển sang kinh doanh xăng E5, E10...) để tính giá cơ sở theo mức tối đa như sau:
+ Chi phí kinh doanh BQĐM đối với các loại xăng không chì là: 1.050 đồng/lít;
+ Chi phí kinh doanh BQĐM đối với các loại xăng E5, E10 là: 1.250 đồng/lít;
+ Chi phí kinh doanh BQĐM đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa là: 950 đồng/lít;
+ Chi phí kinh doanh BQĐM đối với các loại dầu madút là: 600 đồng/kg.
Trong đó, các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn mức quy định trên, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm.
b) Hàng năm, TNĐM có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh KDXD; chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí phối trộn xăng E5, E10 và rà soát, tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.
c) Các chi phí kinh doanh định mức tối đa trên sẽ được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các TNĐM trong từng thời kỳ.
d) TNPP xăng dầu được quyết định giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) thực tế tại địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu nhưng không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm để bù đắp chi phí kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ phát sinh được kiểm toán độc lập kiểm toán khi đưa xăng dầu bán tại địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu.
2. Lợi nhuận định mức là lợi nhuận KDXD trong nước của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là 300 đồng/lít, kg ở nhiệt độ thực tế, sẽ được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.
QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU
- Điều 6. Cơ chế hình thành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
+ Các thương nhân đầu mối được quyền chủ động thực hiện các phương thức KDXD phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; trích lập Quỹ Bình ổn giá và chỉ sử dụng Quỹ Bình ổn giá cho Mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.
+ Quỹ Bình ổn giá được trích lập thường xuyên, liên tục bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madút thực tế tiêu thụ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
+ Các trường hợp Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo thời điểm điều chỉnh mức trích Quỹ Bình ổn giá để thương nhân đầu mối thực hiện.
- Điều 7. Cơ chế sử dụng Quỹ Bình ổn giá
+ Đối tượng được sử dụng Quỹ Bình ổn giá: Các thương nhân đầu mối đã thực hiện việc trích lập Quỹ Bình ổn giá theo quy định.
+ Phương thức sử dụng Quỹ Bình ổn giá.
+ Thủ tục, trình tự sử dụng Quỹ Bình ổn giá.
- Điều 8. Hạch toán, quyết toán Quỹ Bình ổn giá
+ Thương nhân đầu mối có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác khoản trích lập Quỹ Bình ổn giá vào giá vốn hàng bán.
+ Kết thúc năm tài chính, Quỹ Bình ổn giá có kết dư, thương nhân đầu mối được phép kết chuyển sang năm sau.
+ Chế độ hạch toán, báo cáo, công khai, minh bạch thông tin về Quỹ Bình ổn giá.
- Điều 9. Phương pháp kế toán và trình bày báo cáo tài chính đối với Quỹ Bình ổn giá
ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU
- Điều 10. Thành lập Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Liên ngành
- Điều 12. Chế độ, nguyên tắc làm việc của Tổ Liên ngành
- Điều 13. Công bố giá cơ sở và điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu
1. Liên Bộ Công Thương - Tài chính tính toán, công bố giá cơ sở theo chu kỳ tính giá quy định tại khoản 9 Điều 3, Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.
Trường hợp ngày công bố giá cơ sở theo chu kỳ tính giá là ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện công bố giá cơ sở vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ của chu kỳ tính giá.
2. Căn cứ giá cơ sở và mức sử dụng Quỹ bình ổn do Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố, các TNĐM/TNPP được điều chỉnh giá bán lẻ (riêng madút là giá bán buôn) theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 7 Thông tư này nhưng không cao hơn giá cơ sở do Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố theo quy định
3. Thời gian được phép điều chỉnh giá bán lẻ của TNĐM/TNPP đối với trường hợp tăng giá là khoảng thời gian từ sau khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở đến trước khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp; đối với trường hợp giảm giá phải thực hiện theo đúng thời điểm Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.
- Điều 14. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về KDXD và các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư liên tịch này.
(Nghiên cứu chi tiết nội dung văn bản).
Các Phòng ban/Đơn vị có nhu cầu cần văn bản để nghiên cứu, đề nghị liên hệ về Phòng PCTT để được cung cấp./.