1. Thông tư số 35/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
1.1. Đối tượng áp dụng:
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
b) Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
1.2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm
|
=
|
Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm
|
x
|
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng
|
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm
|
Trước 1995
|
1995
|
1996
|
1997
|
1998
|
1999
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
Mức điều chỉnh
|
4,85
|
4,12
|
3,89
|
3,77
|
3,50
|
3,35
|
3,41
|
3,42
|
3,29
|
3,19
|
2,96
|
2,73
|
2,54
|
2,35
|
Năm
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
|
Mức điều chỉnh
|
1,91
|
1,79
|
1,64
|
1,38
|
1,26
|
1,18
|
1,14
|
1,13
|
1,10
|
1,06
|
1,03
|
1,00
|
1,00
|
|
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1.3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm
|
=
|
Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm
|
x
|
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng
|
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2:
Năm
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
Mức điều chỉnh
|
1,91
|
1,79
|
1,64
|
1,38
|
1,26
|
1,18
|
1,14
|
Năm
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
|
Mức điều chỉnh
|
1,13
|
1,10
|
1,06
|
1,03
|
1,00
|
1,00
|
|
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
1.4. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ngày 15/02/2020.
2. Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2.1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là dự án PPP) gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình.
2.2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án PPP.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng, xác định chi phí đầu tư xây dựng làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các dự án sử dụng vốn khác.
Theo đó, dự toán gói thầu xây dựng bao gồm:
- Dự toán gói thầu thi công xây dựng;
- Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
- Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị;
- Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
- Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC);
- Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (EP);
- Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC);
- Dự toán gói thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (EPC);
- Dự toán gói thầu lập dự án - thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay);
- Dự toán gói thầu xây dựng khác.
(Xem chi tiết nội dung trong văn bản).
2.3. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2020 và thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Các Phòng ban/Đơn vị có nhu cầu cần văn bản để nghiên cứu, đề nghị liên hệ về Phòng PCTT để được cung cấp./.