Tin tức

Cập nhật VB Pháp luật: Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

13/03/2020, 17:02
Chia sẻ:

Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Đối tượng áp dụng

- Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Nghị định này.

- Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản được quy định tại Chương V của Nghị định này.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này.

3. Hình thức xử phạt

- Tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

- Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung (xem chi tiết Khoản 2, Điều 3)

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khc phục hậu quả (chi tiết Điều 4).

5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt (xem chi tiết Điều 5)                  

6. Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động

- Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm (Điều 6)

- Vi phạm về tuyển, quản lý lao động (Điều 7)

- Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động (Điều 8)

- Vi phạm quy định về thử việc (Điều 9)

- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động (Điều 10)

- Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 11)

- Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động (Điều 12)

- Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề (Điều 13)

- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc (Điều 14)

- Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể (Điều 15)

- Vi phạm quy định về tiền lương (Điều 16)

- Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Điều 17)

- Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất (Điều 18)

- Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động (Điều 19)

- Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (Điều 20)

- Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 21)

- Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 22)

- Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (Điều 23)

- Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Điều 24)

- Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Điều 25)

- Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động (Điều 26)

- Vi phạm quy định về lao động nữ (Điều 27)

- Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên (Điều 28)

- Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình (Điều 29)

- Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi (Điều 30)

- Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Điều 31)

- Vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Điều 32)

- Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động (Điều 33)

- Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn (Điều 34)

- Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (Điều 35)

- Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn (Điều 36)

- Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn (Điều 37)

7. Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

- Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 38)

- Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, BHTN (Điều 39)

- Vi phạm các quy định khác về BHXH, BHTN (Điều 40)

8. Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (quy định từ Điều 41 đến Điều 47)

9. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính; Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (quy định từ Điều 48 đến Điều 55)

10. Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020, thay thế cho Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015.

Các Phòng ban/Đơn vị có nhu cầu cần văn bản để nghiên cứu, đề nghị liên hệ về Phòng PCTT để được cung cấp./.
Ý kiến của bạn