Tin tức

Nhịp đập thi trường năng lượng ngày 14/5/2023

16/05/2023, 13:40
Chia sẻ:

Bằng mọi cách không để thiếu điện; Quốc hội Nga xem xét thỏa thuận hợp tác năng lượng với Trung Quốc; Khai thác khí đốt của Mỹ giảm mạnh… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 14/5/2023.

155637-gia-dau-va-vang-the-gioi-deu-giam
                                                                       Toàn cảnh cơ sở lọc dầu ở đảo Khark, Iran. Ảnh TTXVN

 

Bằng mọi cách không để thiếu điện

Bộ Công Thương ngày 13/5 đã có cuộc họp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc (TCT Đông Bắc) về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023.

Để đảm bảo cung cấp điện trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị “bằng mọi giá không được để thiếu than, thiếu nhiên liệu phục vụ cho sản xuất điện”, phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch cung cấp điện và cung cấp than phục vụ cho phát điện, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2/12/2019 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện.

Bên cạnh đó, Petrovietnam, TKV tăng cường chỉ đạo, đôn đốc khắc phục sự cố và sớm đưa vào vận hành các tổ máy phát điện, đảm bảo vận hành tin cậy, ổn định các nhà máy điện do Tập đoàn quản lý để đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống.

Quốc hội Nga xem xét thỏa thuận hợp tác năng lượng với Trung Quốc

Chính phủ Nga đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga một thỏa thuận với Chính phủ Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc thông qua tuyến đường Viễn Đông. Tài liệu đã được đăng tải trên cơ sở dữ liệu điện tử của Duma Quốc gia ngày 13/5.

Thỏa thuận trên được ký kết tại Moskva và Bắc Kinh vào ngày 31/1/2023. Thỏa thuận xác định các điều khoản và điều kiện hợp tác cung cấp khí đốt từ Nga đến Trung Quốc qua tuyến đường Viễn Đông, bao gồm cả phần xuyên biên giới của đường ống dẫn khí qua sông Ussuri gần các thành phố Dalnerechensk ở Liên bang Nga và thành phố Hổ Lâm ở Trung Quốc.

Gazprom hiện đang cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc thông qua đường ống “Sức mạnh Siberia.” Lượng khí đốt xuất khẩu qua tuyến đường này năm ngoái lên tới 15,5 tỷ mét khối. Khi dự án được thực hiện, khối lượng khí đốt cung cấp dự kiến sẽ tăng lên mỗi năm cho đến khi đạt công suất thiết kế năm là 38 tỷ mét khối vào năm 2025.

Khai thác khí đốt của Mỹ giảm mạnh

Theo trang Oilprice, sự suy giảm nhu cầu nhiên liệu do hoạt động kinh doanh mờ nhạt đã ảnh hưởng đến ngành khai thác mỏ của Mỹ, các dự báo cho thấy những số liệu không mấy lạc quan.

Ngành công nghiệp khí đốt của Mỹ đang cắt giảm công việc thăm dò với tốc độ nhanh nhất trong 7 năm qua, trong bối cảnh giá nhiên liệu giảm và nhu cầu cũng đi xuống ấn tượng không kém, ngay cả đối với nguyên liệu thô giá rẻ.

Số lượng giàn khoan khí đốt tự nhiên cũng giảm mạnh trong tuần này, theo số liệu công bố hôm 12/5/2023 của Baker Hughes Co, tổng số giếng đang hoạt động chỉ còn 141. Mức giảm 10% là mạnh nhất trong tuần kể từ tháng 2/2016.

Lợi ích của châu Âu khi mua chung khí đốt

Từ tuần trước, châu Âu có cơ hội yêu cầu cung cấp khí đốt tự nhiên dựa trên việc sử dụng một nền tảng châu Âu duy nhất được gọi là mua chung. Ủy ban châu Âu cũng như một số quốc gia thành viên thậm chí hứa hẹn đảm bảo an ninh hơn về nguồn cung và giảm giá khí đốt từ cơ chế này. Với niềm tin rằng, tổng cầu lớn sẽ giúp giảm giá mua nhiên liệu.

Việc mua chung có thể giúp những người mua, đặc biệt là những nhà sản xuất không có kinh nghiệm, kỹ năng hoặc sức mua hạn chế trong đàm phán trực tiếp với các nhà nhập khẩu khí đốt để có được vị trí thuận lợi hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể đảm bảo việc mua xăng thường xuyên và không phụ thuộc nhiều vào giá chào hàng giao ngay như năm ngoái. Tuy nhiên, câu hỏi chính vẫn là điều này sẽ mang lại lợi ích gì cho phía cung cấp, những nhà cung cấp nào sẽ bán hàng với hình thức này và với số lượng bao nhiêu.

Việc mua chung chủ yếu có thể là làm dịu một phần thị trường do thực tế là ngay cả những thương nhân ít kinh nghiệm và người tiêu dùng lớn sẽ không phụ thuộc vào nhiều vào mua chung để cung cấp. Vì rất có thể những người này sẽ tiếp tục mua thông qua một bên trung gian, thậm chí với mức giá rẻ hơn đáng kể việc mua chung.

Theo https://petrotimes.vn/

Ý kiến của bạn