Tin tức

Khủng hoảng nợ đang gia tăng đối với các nền kinh tế dầu mỏ

22/09/2020, 21:18
Chia sẻ:

Tác giả: Irina Slav – đăng ngày 21 tháng 9 năm 2020 trên oilprice.com, lúc 7:00 CH CDT

Dubai. Abu Dhabi. Bahrain. Và, tất nhiên, Ả Rập Saudi. Hai tiểu vương quốc này trong năm nay đã phát hành khoản nợ lần đầu tiên sau nhiều năm. Bahrain cũng vậy. Ả Rập Saudi tăng cường phát hành nợ. Các động thái này là điển hình cho các nền kinh tế vùng Vịnh vốn phụ thuộc vào dầu mỏ. Khi diễn biến tốt, tiền sẽ chảy. Khi giá dầu giảm, họ phát hành nợ để tiếp tục duy trì cho đến khi giá phục hồi. Lần này, có một vấn đề. Không ai biết liệu giá có phục hồi hay không.

Vào tháng Tám, Abu Dhabi đã công bố kế hoạch cho cái mà Bloomberg gọi là trái phiếu có thời hạn dài nhất từng được phát hành bởi một chính phủ vùng Vịnh. Khoản nợ 50 năm ở mức 5 tỷ USD và việc phát hành của họ đã được hoàn tất vào đầu tháng 9. Trái phiếu đã được phát hành quá mức như một bằng chứng về danh tiếng lâu nay của Tiểu vương quốc giàu có bậc nhất đối với các nhà đầu tư.

Dubai, một tiểu vương quốc khác, cho biết họ đang chuẩn bị phát hành nợ lần đầu tiên kể từ năm 2014 vào cuối tháng Tám. Mặc dù thực tế nền kinh tế UAE tương đối đa dạng so với các nhà sản xuất dầu khác ở vùng Vịnh, nhưng nước này cũng phải hứng chịu một tác động mạnh từ đợt giảm giá dầu gần đây nhất và cần phải bổ sung dự trữ khẩn cấp. Tuần trước, Dubai đã huy động được 2 tỷ USD trên thị trường trái phiếu quốc tế. Giống như trái phiếu của Abu Dhabi, Dubai đã được phát hành quá mức.

Phát hành quá mức chắc chắn là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư tin tưởng rằng công ty phát hành khoản nợ là vững chắc. Nhưng liệu các nền kinh tế vùng Vịnh có thể duy trì sự vững chắc bằng cách phát hành trái phiếu liên tục với việc giá dầu phục hồi chậm hơn rất nhiều so với dự kiến ​​trước đây? Hay cuộc khủng hoảng này cuối cùng có thể là mớ bùng nhùng đưa họ vào những cải cách thực tế?

Không một nền kinh tế nào, đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc vào một hoạt động xuất khẩu duy nhất cho phần lớn nguồn thu ngân sách của họ, có thể dựa vào vay nợ để tồn tại lâu dài, chứ chưa nói đến tăng trưởng. Trên thực tế, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế vùng Vịnh đang mờ nhạt, Davide Barbuscia của Reuters viết trong một phân tích gần đây về khu vực này. Các chính phủ vùng Vịnh đang làm những gì họ luôn làm: cắt giảm chi tiêu công và vay nợ. Tuy nhiên, lần này, cuộc khủng hoảng không giống như lần nào xảy ra trước đó, và các chính phủ này có thể thấy mình rơi vào tình thế ngặt nghèo trong khi họ chờ giá dầu phục hồi trở lại.

Vấn đề là chi tiêu công là động lực tăng trưởng chính ở các nền kinh tế vùng Vịnh, Barbuscia đã viết, trích lời nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi. Nếu chi tiêu công giảm, tiêu dùng cũng như vậy, và do đó, tăng trưởng. Điều này đã và đang xảy ra và điều tồi tệ hơn, nó đang diễn ra trên khắp các ngành công nghiệp.

Đầu tháng này, IHS Markit cho biết, theo trích dẫn của Arabian Business, rằng hoạt động của khu vực tư nhân phi dầu mỏ ở Ả Rập Saudi và UAE đã giảm trong tháng 8 xuống dưới 50 - con số ngăn cản và thu hẹp tăng trưởng. Đó là sau khi chỉ báo này đã được cải thiện trong tháng trước mặc dù giá dầu vẫn ở mức thấp.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tất cả các nền kinh tế vùng Vịnh - ngoại trừ Qatar – được dự báo ​​sẽ tiếp tục hoặc rơi vào thâm hụt ngân sách trong năm nay. Ả Rập Saudi, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, được coi là khó khăn nhất, với mức thâm hụt 11,4% GDP, và Oman là nền kinh tế tồi tệ nhất, với mức thâm hụt 16,9%. Thâm hụt xảy ra. Không có gì bất thường về điều đó. Điều bất thường là thiếu chỗ trống cho các chính quyền địa phương. Mối quan tâm của các nhà đầu tư đối với trái phiếu mới của họ có thể đã rất mạnh, nhưng khả năng sẽ còn mạnh đối với các vấn đề nợ tiếp theo như thế nào nếu giá tiếp tục dao động quanh mức 40 USD/thùng? Con số này thấp hơn nhiều so với mức hòa vốn của các nền kinh tế vùng Vịnh, thậm chí là mức thấp nhất. Chỉ riêng mức hòa vốn của Saudi Arabia, theo IMF, là 76,10 USD mỗi thùng trong năm nay. Nó có thể giảm xuống 66 USD trong năm tới, nhưng mức này vẫn sẽ quá cao để thoải mái với việc Goldman lạc quan dự báo giá dầu Brent sẽ đạt 65 USD/thùng vào năm tới.

Có lẽ là một bước ngoặt tàn khốc, tình huống chưa từng có này đang cản trở nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế của các nền kinh tế vùng Vịnh khỏi dầu mỏ. Điều này là vô cùng rõ ràng ở Ả Rập Saudi, quốc gia có mục tiêu đầy tham vọng là trở thành một nền kinh tế đa dạng vào năm 2030. Tuy nhiên, mục tiêu là được tài trợ bằng tiền bán dầu, và những điều này đã sụp đổ trong năm nay khi đại dịch lây lan toàn cầu. Tầm nhìn 2030 có thể đang hấp hối khi Vương quốc này, là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất Trung Đông, vật lộn với sự sụt giảm doanh thu từ dầu mỏ đã thúc đẩy thuế VAT tăng gấp ba lần, cắt giảm mạnh chi tiêu công và loại bỏ trợ cấp nhà nước đối với công chức.

Các nhà sản xuất dầu khác ở Vùng Vịnh cũng đang cắt giảm chi tiêu công vì đây là thứ duy nhất họ có thể cắt giảm, cùng với các đặc quyền dành cho công dân, đây không phải là một động thái phổ biến. Cắt giảm chi tiêu và cho vay là tên của trò chơi của các quốc gia vùng Vịnh trong bối cảnh khủng hoảng. Rủi ro với trò chơi này là nếu giá không sớm phục hồi, nó có thể trở thành một vòng luẩn quẩn hay nói đúng hơn là một vòng xoáy luẩn quẩn có thể gây mất ổn định toàn khu vực. Có thể các nền kinh tế này cần thử một quy tắc mới, một quy tắc quy định những cải cách kinh tế thực tế để giúp họ có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Biên dịch: Bích Tuyền

Biên tập và hiệu đính: TS Huỳnh Đức Trường

Nguồn: https://oilprice.com/Energy/Energy-General/The-Debt-Crisis-Is-Mounting-For-Oil-Economies.html

 

Ý kiến của bạn